Trĩ là căn bệnh thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng, mặc dù
có nhiều phương pháp nội khoa, ngoại khoa điều trị bệnh trĩ, song người bệnh vẫn
có thể áp dụng nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ, trong đó có lá trầu. Hãy
cùng tìm hiểu các công dụng của lá trầu trong việc điều trị bệnh trĩ.
Điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu như thế nào?
Trầu hay trầu không là một loài cây gia vị và có thể dùng
làm thuốc, lá trầu có các tính chất dược học. Cây thường xanh, loại dây leo, sống
lâu năm, các lá hình trái tim, mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể
cao tới 1m.
Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong cho biết, trĩ
là bệnh được hình thành do sự căng dãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực
tràng gây nên viêm nhiễm, phù nề và tạo thành các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.
Sở dĩ lá trầu chữa bệnh trĩ là bởi trong lá trầu có chứa các
thành phần có đặc tính kháng sinh, giúp kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm,… những
yếu tố giúp hỗ trợ tốt trong việc chữa bệnh trĩ.
Lá trầu không có dụng chữa trĩ thật không?
Theo các bác sĩ, lá trầu được áp dụng để chữa đầy hơi, khó
tiêu, táo bón. Do đó, lá trầu có thể giúp chữa bệnh trĩ rất tốt. Chữa bệnh trĩ
bằng lá trầu là một phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhằm
làm dịu vết thương do trĩ gây ra nên được nhiều người áp dụng.
Các thành phần trong lá trầu gồm các chất chống oxi hóa, cải
thiện chức năng ủa dạ dày, khôi phục được pH trong dạ dày. Đồng thời, giúp hệ
tiêu hóa làm việc tốt hơn, để quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra dễ dàng.
Lá trầu còn có thể kích thích lên cơ vòng và để cơ vòng hoạt
động hiệu quả hơn, từ đó mà chất thải sẽ được loại bỏ dễ dàng.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không thực hiện như thế nào?
Có rất nhiều cách thực hiện phương pháp chữa bệnh trĩ này. Nếu
có những dấu hiệu đau rát hậu môn, sưng ngứa và viêm thì có thể áp dụng một
trong những cách dưới đây:
- Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không (khoảng 10 đến 15 lá) rửa sạch, đổ nước và lá trầu vào nồi, đem đun sôi . Để nước nguội bớt rồi ngâm hậu môn khoảng 15 phút thì ngưng. Người bệnh cần thực hiện ngâm hậu môn từ 2 – 3 lần và nên thực hiện đều đặn cho đến khi các triệu chứng bệnh trĩ giảm dần và hết.
- Cách 2: Sử dụng hỗ hợp lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết (mỗi loại 7 lá/ hạt) và 1 quả cau rửa sạch sau đó cho tất cả vào cối giã nhỏ thêm chút muối. Tiếp theo, cho hỗn hợp này vào nồi nước đun sôi rồi, để nước ấm ấm thì ngâm hậu môn. Với cách này người bệnh nên thực hiện khoảng 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu thường
chỉ áp dụng hiệu quả với những trường hợp trĩ ở cấp độ nhẹ. Nếu búi trĩ đã xuất
hiện và lòi ra hậu môn thì bắt buộc người bệnh phải sử dụng các phương pháp ngoại
khoa cắt trĩ để đạt hiệu quả cao, tránh biến chứng.
Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
Để việc điều trị có được kết quả nhanh chóng thì bệnh cạnh
việc điều trị liên tục người bệnh cần kết hợp với việc duy trì thói quen ăn uống
và sinh hoạt lành mạnh để giúp quá trình điều trị và phục hồi được tốt hơn. Cụ
thể như:
- Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước và không ăn đồ cay nóng, đồ chứa cồn, chất kích thích…
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, năng tập thể dục, thể thao để giảm áp lực cho các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng.
- Không nhịn đại tiện và cũng không nên rặn hay ngồi lâu khi đại tiện.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhất là sau khi đi ngoài để tránh bị viêm nhiễm.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM