Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại để chữa trị bệnh kịp thời

Bệnh trĩ ngoại là một căn bệnh dù không thực sự gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng sự khó chịu phiền phức do trĩ mang lại là điều đáng phải lưu tâm. Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết, khi tình trạng bệnh chuyển đến giai đoạn nặng hơn, tất cả mọi hoạt động từ ngồi, nằm cho đến đi đứng đều mang lại sự đau đớn dữ dội. Việc chữa bệnh trĩ ngoại là một vấn đề khá cấp thiết cần thực hiện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại:




  • Tĩnh mạch hậu môn sưng phồng nằm phía dưới đường lược, hình thành các khối hình tròn, hình bầu dục hoặc lăng trụ mềm ở lề hậu môn gọi là búi trĩ ngoại.
  • Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thường có cảm giác đau đớn,  đau rợn toàn thân. Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh làm các búi trĩ va chạm vào nhau gây ra những cơn đau đớn bất thường ở vùng hậu môn.
  • Trong quá trình đi đại tiện sẽ xuất hiện máu tươi, lượng máu lúc đầu ít, nhiều hơn khi bệnh nặng dần dễ gây viêm nhiễm và phát sinh các bệnh nứt hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn.
  • Ngoài ra người bệnh trĩ ngoại còn cảm thấy nóng rát, ngứa ở hậu môn gây cảm giác vô cùng khó chịu và gây ức chế cho tâm lý người bệnh.

Các cách chữa bệnh trĩ ngoại:

1/ Bằng phương pháp phẫu thuật:

  • Trĩ ngoại được các chuyên gia khuyến cáo là không nên chữa bằng phẫu thuật cắt trĩ, trừ khi bị sưng và nhiễm trùng, lở loét hay đến giai đoạn nghiêm trọng. Có thể dùng các phương pháp như: đốt laser, đốt điện hoặc thắt trĩ sẽ loại bỏ những mô liên kết trĩ. Nhất là phải chú lưu ý quá trình  phẫu thuật này khá đơn giản nhưng cần phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, vì có thể gây tử vong. Cho nên hãy tìm đến những trung tâm, cơ sở y tế lớn và uy tín để được thăm khám và tiến hành điều trị.

2/ Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc:
Đối với bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc uống: Những loại thuốc này có công dụng tăng khả năng thẩm thấu, đồng thời gia tăng độ bền bỉ của thành tĩnh mạch, giúp làm giảm phù nề, giảm sưng tấy, kháng viêm, mềm phân, chống táo bón,..
  • Thuốc bôi:  là  thuốc mỡ bôi lên phần da tổn thương sau khi đã được ngâm nước ấm khoảng 15 phút. Những loại thuốc bôi có những chất giảm đau, giảm ngứa, chống viêm và sát trùng.
  • Thuốc đặt hậu môn: thuốc hình đạn thường được đặt vào trong hậu môn nhưng hay áp dụng làm cách chữa bệnh trĩ nội hơn là trĩ ngoại.


Tuy nhiên, những loại thuốc trên phải được bác sĩ hướng dẫn kỹ để sử dụng, vì ngoài việc chữa bệnh trĩ, người bệnh còn phải được chữa cả những bệnh liên quan đến tiêu hóa như đường ruột, táo bón… Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài mới có thể thoát khỏi bệnh trĩ ngoại.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM